Giả thuyết Nguồn gốc châu Phi gần đây của người hiện đại

Trên báo chí đại chúng giả thuyết này được gọi là "ra đi từ châu Phi", còn các chuyên gia trong lĩnh vực này gọi là "giả thuyết nguồn gốc duy nhất gần đây" (RSOH, recent single-origin hypothesis), hoặc cũng gọi là "mô hình nguồn gốc châu Phi gần đây" (RAO, recent African origin). Ban đầu khái niệm này là suy đoán, và trong những năm 1980 nó được chứng thực bởi các nghiên cứu di truyền mà hiện nay gọi là ADN ty thể, kết hợp với các bằng chứng dựa trên nhân loại học hình thể của các mẫu vật cổ xưa.

Các nghiên cứu di truyền và bằng chứng hóa thạch cho thấy người cổ đã tiến hóa thành người hiện đại về giải phẫu Homo sapiens duy nhất ở Đông Phi vào cỡ 200 đến 60 Ka BP (Kilo annum before present, ngàn năm trước)[4]. Các thành viên của một chi nhánh của Homo sapiens rời châu Phi những lúc nào đó vào giữa 125 và 60 Ka BP, và sau đó thay thế quần thể khác của Homo như người NeanderthalHomo erectus. Thời kỳ sự di cư "ra khỏi châu Phi" thành công sớm nhất, tức người di cư đầu tiên với con cháu còn sống, được ước tính dựa trên di truyền ty thể là 60 Ka BP, nhưng mô hình này gần đây đã bị tranh cãi bởi cách mô phỏng dữ liệu ADN ty thể[5]. Các phát hiện khảo cổ với các công cụ đá ở bán đảo Ả Rập cho ra niên đại 125 Ka BP[6], và khám phá răng của Homo sapiensTrung Quốc thì có niên đại ít nhất 80 Ka BP[7].

Thuyết nguồn gốc duy nhất gần đây của người hiện đại ở Đông Phi hiện chiếm vị trí nổi bật được thừa nhận trong cộng đồng khoa học [2][3][8][9][10]. Có giả thuyết khác nhau về việc liệu có một hay nhiều cuộc di cư. Một số lượng ngày càng tăng các nhà nghiên cứu cho rằng "dài bị bỏ quên Bắc Phi" có thể đã được người hiện đại đầu tiên cư ngụ trước khi di chuyển ra khỏi châu Phi[11][12].

Giả thuyết cạnh tranh chủ yếu với thuyết một nguồn gốc, là thuyết "Nguồn gốc đa vùng của người hiện đại", trong đó coi rằng có một làn sóng Homo sapiens di cư trước đó từ châu Phi, và giao phối với các quần thể Homo erectus bản địa ở các vùng trên thế giới. Hầu hết phái nguồn gốc đa vùng vẫn xem châu Phi như là nguồn chính của sự đa dạng di truyền của con người, nhưng tính đến một vai trò lớn hơn của sự giao phối.[13][14]

Các xét nghiệm di truyền trong thập kỷ qua đã tiết lộ rằng một số loài người cổ xưa đã bị tuyệt chủng có thể đã có lai giống với người hiện đại. Những nghiên cứu cho thấy loài này đã để lại dấu ấn di truyền của họ ở các vùng khác nhau trên toàn thế giới: gen người Neanderthal có trong tất cả mọi người ngoại trừ tiểu vùng Sahara châu Phi, gen Denisova Hominin có trong người ở châu Úc như người Melanesia, thổ dân Úc và một số người Negrito. Và cũng có thể có sự giao phối giữa người tiểu vùng Sahara châu Phi với một Hominin hiện-chưa-biết (as-yet-unknown), có thể là tàn dư của Homo heidelbergensis cổ xưa. Tuy nhiên tỷ lệ giao phối đã được tìm thấy là tương đối thấp (1-10%). Các nghiên cứu khác thì cho rằng gen Neanderthal, hoặc các ADN đánh dấu (genetic marker) của những người cổ xưa khác nhau, hiện diện trong người hiện đại có thể là do đặc điểm chung tổ tiên, do có nguồn gốc từ một tổ tiên chung hồi 500 đến 800 Ka BP.[15][16][17][18][19]

Biểu diễn Huxley trong cuốn Bằng chứng chỉ ra vị trí loài người trong tự nhiên (1863): Hình so sánh bộ xương từ vượn đến người.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Nguồn gốc châu Phi gần đây của người hiện đại http://www.bradshawfoundation.com/journey/ http://www.britannica.com/EBchecked/topic/275670/h... http://channel.nationalgeographic.com/channel/huma... http://www.nature.com/doifinder/10.1038/nature1569... http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S... http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S... http://www.springer.com/cda/content/document/cda_d... http://www.theguardian.com/science/2013/feb/04/nea... http://onlinelibrary.wiley.com/doi/10.1002/evan.21... http://www.youtube.com/watch?v=9wS1za00mMM&feature...